Đối với thực hiện xây dựng ấp nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 (theo Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh) huyện Tri Tôn có 06 ấp điểm thuộc các xã Lạc Quới, An Tức, Lê Trì, Ô Lâm, Núi Tô. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng ấp nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, huyện Tri Tôn nói chung và các xã khó khăn, biên giới luôn có sự quyết tâm, nổ lực trong công tác triển khai thực hiện tạo sự đồng thuận cao về nhận thức của người dân về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới có chuyển biến tích cực hơn, người dân ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia, hưởng ứng các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lồng ghép nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới của ấp; đăng ký thu gom rác bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục đào tạo phát triển toàn diện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng "ấp nông thôn mới" gắn với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực, cảnh quan môi trường được quan tâm, trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy. Địa phương đã vận động rất tốt nguồn lực trong dân và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cầu, đường giao thông nông thôn.
Ông Trần Anh Thư -Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Theo báo của của Ban Chỉ đạo huyện, tính đến thời điểm hiện tại các ấp điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt từ 11 - 16 tiêu chí (trong đó ấp Vĩnh Hoà - Xã Lạc Quới đạt 16 tiêu chí). Một số tiêu chí khó khăn như: thu nhập chủ yếu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp; trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều trên cây trồng và vật nuôi, đồng thời, giá cả thị trường biến động, giá các loại mặt hàng nông sản còn thấp. Từ đó, công tác xã hội hóa thực hiện chương trình và sức đóng góp thực hiện các chỉ tiêu không cần vốn của người dân còn hạn chế. Việc thực hiện tổ chức lại sản xuất, xây dựng các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất chưa được các địa phương quan tâm; chưa xác định sản phẩm chủ lực đảm bảo phát triển bền vững; sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún nên việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm hoặc mời gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, nhà tạm, nhà dột nát tại các ấp còn cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy được huyện chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa đạt chuẩn theo quy định.
Trên cơ sở kết quả đạt được, huyện cũng đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng chất các tiêu chí và chỉ tiêu đã đạt; lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn huyện vào kế hoạch thực hiện ấp nông thôn mới trên địa bàn xã Lạc Quới, An Tức, Lê Trì, Ô Lâm, Núi Tô nhằm năng cao thu nhập cho người dân; vận động, tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện hiểu được ý nghĩa thực hiện ấp nông thôn mới. Qua đó, vận động người dân đóng góp ngày công, đất đai làm giao thông, cầu đường; khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng và phát triển nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả. Tạo các điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng, kết hợp dạy nghề, giới thiệu - giải quyết việc làm tăng thu nhập, giúp người dân chủ động vươn lên thoát nghèo, từng bước xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn các ấp. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh thông tin, hình ảnh nhằm nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp, các quy định của pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi nghe báo cáo của UBND huyện và đánh giá của thành viên Đoàn công tác của tỉnh, ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nổ lực và kết quả đạt được của địa phương trong quá trình thực hiện. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt; địa phương cần đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể, có sự phân công, phối hợp thực hiện giữa các phòng ban cấp huyện với các xã để hoàn thiện hồ sơ minh chứng, các thủ tục để công nhận ấp đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt chú trọng công tác thu gom rác thải, tạo cảnh quan môi trường, tăng cường công tác tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn các ấp.
Trước khi làm việc với UBND huyện Tri Tôn, Đoàn đã khảo sát thực tế các công trình giao thông, trường học, cảnh quan môi trường, các làng nghề (phát triển sản phẩm OCOP), các mô hình có hiệu quả trong thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và tuyến dân cư biên giới nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã của huyện Tri Tôn:
Kiểm tra Trường mẫu giáo tại xã Lạc Quới
Kiểm tra Trường Trung học cơ sở…
Khảo sát một số tuyến đường giao thông nội đồng
"Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Tri Tôn có 4/13 xã đạt chuẩn Xã nông thôn mới (bao gồm: Vĩnh Gia, Tà Đảnh, Lương Phi, Lương An Trà), trong đó xã Tà Đảnh là một trong những xã điểm của tỉnh thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020".