Kế hoạch nhằm (1) Kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP các cấp để triển khai Đề án OCOP_AG. (2) Hỗ trợ, nâng cấp, củng cố, phát triển 10 sản phẩm OCOP chủ lực tỉnh An Giang; phấn đấu trong năm 2020 có từ 30 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên được công nhận và có ít nhất 02 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia. Mỗi huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện) có ít nhất 03 sản phẩm đặc trưng, có lợi thế nhất tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh. (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. (4) Hình thành 03 trung tâm hoặc điểm bán sản phẩm OCOP An Giang tại các khu vực đông dân cư, khu phát triển du lịch, các trung tâm thương mại. (5) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo để giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP.
Theo đó, năm 2020 An Giang sẽ triển khai 8 nội dung trọng tâm, cụ thể là:
1. Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành và đánh giá sản phẩm:bổ sung nội dung triển khai thực hiện Chương trình OCOP vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh và cấp huyện; đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã.
2. Công tác thông tin, truyền thông:tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đến các tầng lớp xã hội, hộ sản xuất kinh doanh. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, xây dựng chuyên mục chuyên đề, Sổ tay triên khai về Chương trình OCOP. Đưa chương trình OCOP vào Chương trình hành động của chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện.
3. Xúc tiến thương mại: tổ chức hội chợ, triễn lãm OCP, các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết sản phẩm; chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Xây dựng, phát triển hệ thống trung tâm giới hiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu du lịch, phân phối sản phẩm tại các khu thương mại.
4. Các hoạt động hỗ trợ triển khai Đề án: UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển đề án đến cán bộ chủ chốt các cấp, các doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất. Tập huấn TOT, tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh. Tổ chức công bố, trao Giấy chứng nhận sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên.
5. Hướng dẫn hỗ trợ triển khai Đề án: quy định về quản lý các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm; quy chế quản lý nhãn hiệu, logo OCOP_AG.
6. Triển khai các hoạt động nâng cấp và phát triển các sản phẩm: Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển, hoàn thiện, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP_AG. Hỗ trợ tổ chức, doanh nhiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đăng ký chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ.
7. Khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm.
8. Tổng kết Đề án và Đề xuất hoạt động thực hiện Đề án cho giai đoạn 2021-2023.
UBND tỉnh phân công cho 13 sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh triển khai thực hiện; trong đó, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai toàn diện các nội dung trong Kế hoạch. Đưa nội dung Đề án OCOP_AG vào kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Kinh tế tập thể để tổ chức thực hiện. Đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai./.