|
Lượt truy cập: 1.306

Hoạt động của Địa phương

HỘI THẢO MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG TỔNG HỢP TIẾN BỘ KỸ THUẬT GẮN VỚI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MỘT TRIỆU HÉC-TA LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH

Sáng ngày 19/11/2024, tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành diễn ra hội thảo tổng kết mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”, thuộc các danh mục mô hình sản xuất phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2024. Đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh chủ trì báo cáo kết quả mô hình, với sự tham gia của các đơn vị chuyên môn cấp huyện, xã, cùng với sự có mặt của hơn 40 nông dân tham dự.

Trên cơ sở Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 02/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang.

Mô hình được triển khai thực hiện trên 20 ha, với 04 hộ dân tham gia tại ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện mô hình xuống giống vụ Thu đông năm 2024.

(Đại biểu tham dự, cùng hơn 40 nông dân trao đổi, tham quan học tập mô hình)

Nhằm giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất lúa; đảm bảo sản xuất bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Ruộng mô hình sử dụng giống OM5451, cấp xác nhận; phương thức gieo sạ cụm, khoảng cách hàng là 25cm x 16cm, mật độ 80kg/ha. Ruộng đối chứng đồng thời sử dụng giống OM5451, cấp xác nhận; phương thức gieo sạ bằng máy phun, mật độ 170 kg/ha. Ruộng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh Tenabio xử lý rơm rạ ngay tại đồng ruộng, tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất.

(Nông dân tham gia thực hiện mô hình, chia  sẻ kinh nghiệmtrong quá trình canh tác)

Kết quả đạt được sau khi thực hiện mô hình, lợi nhuận của mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 3.617.000đ; trong đó, chi phí thuốc Bảo vệ thực vật ruộng mô hình thấp hơn ruộng đối chứng 1.528.000đ/ha.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo sạ đến khâu thu hoạch, mô hình còn mang lại hiệu quả xã hội như giảm ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, tối ưu lợi nhuận; Ngoài ra, mô hình thực hiện với mật độ sạ thích hợp, liều lượng và nguyên tắc bón phân, quản lý nước theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp từ đó tăng cường sức chống chịu cho cây trồng, giảm phân bón, giảm thuốc BVTV, góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính.. góp phần vào việc thực hiện chỉ tiêu 13.2 trong bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới về mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững.

(Nông dân Ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp – máy gieo sạ cụm)

(Nông dân Ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp - bón phân, phun thuốc BVTV

bằng máy bay chuyên dụng)./.

Diễm Nguyễn - VPĐPNTM